Vai trò của từng vị trí trong trường mầm non

Nghề quản lý mầm non

Đã bao giờ bạn tự hỏi, bản thân mình đóng vai trò gì trong ngôi trường mầm non của mình. Bạn là Chủ? Là Quản lý? Hay là ai? Nhiều người vẫn luôn nghĩ mình thực chất là người làm chủ, vì mình là người bỏ tiền, bỏ công để thành lập nên ngôi trường mầm non này. Nhưng làm chủ thì sao bạn lại đi làm thay công việc của người khác? Rất nhiều chủ trường đang âm thầm làm thay nhân viên mà họ không hề nhận ra. OneKids Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn nhiều hơn qua bài viết dưới đây để giúp bạn quản lý trường mầm non hiệu quả.

Vì sao lại có sự nhầm lẫn về vai trò của từng vị trí trong trường mầm non?

Một trường mầm non được thành lập trải qua rất nhiều bước và quy trình. Giai đoạn tuyển dụng nhân sự và xây dựng quy trình, chức năng bộ máy trong nhà trường là công đoạn vô cùng quan trọng. Nhưng chính trong bước này, vì một lý do nào đó, mà chủ trường đã quên đi mất việc cần phải phân chia rõ nhiệm vụ, vai trò của từng vị trí. Từ đó mới dẫn đến tình trạng công việc chồng chéo, chủ lại đi làm thay nhân viên.

Điều này là điều rất khó tránh khỏi và rất nhiều ngôi trường đang gặp phải vấn đề này. Vậy nên việc xác định rõ vai trò của từng người: Ai? Làm gì? Nhiệm vụ cụ thể ra sao? là việc vô cùng quan trọng. Nếu bạn là chủ thì hãy dành thời gian để nghĩ cách đầu tư, cách để thu hút phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền ra cho bạn. Còn nếu bạn là quản lý, hãy nghĩ cách để giúp các giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ. Nếu bạn là giáo viên, hãy biết cách làm sao để chăm sóc học sinh cho tốt, mang lại sự hài lòng cho phụ huynh. Hãy cùng OneKids tìm hiểu vai trò cụ thể của từng vị trí trong trường mầm non dưới đây nhé:

Vai trò của giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là người được tuyển về với mục đích chăm sóc trẻ, giúp các bé có được những kiến thức cũng như những kỹ năng để phát triển sau này. Giáo viên mầm non là người tạo ra giá trị, là người trực tiếp kết nối đến phụ huynh để trao giá trị cho họ.

Vậy nên mỗi giáo viên mầm non đều cần có những kỹ năng chăm sóc trẻ bài bản, những kiến thức để hướng dẫn trẻ học tập và phát huy khả năng của mình. Ngoài ra giáo viên mầm non cũng cần có kỹ năng tư vấn, hướng dẫn phụ huynh để thay nhà trường truyền tải thông tin một cách chính xác.

Vai trò của người quản lý trường mầm non

Nghề quản lý mầm non
Nghề quản lý mầm non

Người quản lý trường mầm non là người tiếp xúc nhiều nhất với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tiếp nhận những ý kiến, giúp đỡ các cô trong quá trình trường mầm non hoạt động, là người trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường mầm non. Đồng thời, người quản lý sẽ tạo ra những điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ngoài ra người quản lý còn là người trực tiếp hướng dẫn những công việc cụ thể, chỉ cho giáo viên cách để họ có thể làm.

Nhưng đôi khi vì vô tình mà người quản lý lại trở thành người làm thay nếu họ không biết cách điều hướng nhân viên của mình. Vậy nên mỗi người làm quản lý cần lưu ý: Mình chỉ hướng dẫn chứ không phải người làm thay.

Vai trò của chủ trường mầm non

Vai trò lớn nhất của chủ trường chính là người cung cấp tiền lực và vật lực cho nhà trường. Nhiệm vụ của họ chỉ là cách làm sao để tiền có thể vận hành, xoay vòng, giúp ngôi trường hoạt động trơn tru, phát sinh lãi và ngày càng nhân rộng thương hiệu một cách hiệu quả.

Chủ trường mầm non
Chủ trường mầm non

Những gì quản lý trường mầm non đề bạt sẽ đều được chủ trường xem xét và xét duyệt nếu cảm thấy hợp lý để giúp ngôi trường phát triển tốt hơn.

Những chủ trường nếu biết cách xây dựng và vận hành bộ máy trong trường mình tốt, thì họ có thể điều hành ngôi trường hoàn toàn từ xa mà không nhất thiết phải đến trường hàng ngày.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn chỉ ra rõ vai trò của mỗi vị trí trong trường mầm non. Hiện nay, rất nhiều chủ trường đều mong muốn ngôi trường của mình hoàn toàn có thể tự hoạt động mà không cần đến sự có mặt của chủ người làm chủ. Tuy nhiên để làm được điều đó thì việc xây dựng một bộ quy trình rõ ràng về từng chức năng, nhiệm vụ của mỗi người cần được thực hiện và triển khai sớm. Như vậy ngôi trường của bạn mới có thể đi vào tự hoạt động và quản lý trường mầm non một cách hiệu quả.

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quản lý trường mầm non. Hi vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về Marketing Online cũng như các giải pháp quản lý trường mầm non hiệu quả khác bạn vui lòng truy cập website chính thức của tôi tại: Onekids.edu.vn