Mở trường mầm non tư thục đang trở thành một lĩnh vực kinh doanh “hot” hiện nay bởi nhóm đối tượng khách hàng này luôn rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn lĩnh vực kinh doanh này, bạn cũng sẽ gặp phải khá nhiều khó khăn, đặc biệt về chi phí đầu tư và thủ tục pháp lý. Vậy mở trường mầm non tư thục cần những gì? Các chi phí đầu tư như thế nào cho hợp lý?
Những khó khăn khi mở trường mầm non
Khi bắt đầu mở trường mầm non tư thục, bạn sẽ vướng phải các vấn đề sau:
- Thủ tục thành lập trường.
- Chi phí mua sắm trang thiết bị mầm non ban đầu.
- Chi phí tuyển dụng giáo viên mầm non.
- Chi phí quảng cáo PR trường để tìm kiếm học viên.
- Các khó khăn về quản lý đặc biệt là các bạn trẻ lần đầu kinh doanh…
Trong bài viết này, OneKids Việt Nam xin được giới thiệu với bạn các kinh nghiệm mở, quản lý, đầu tư trường mầm non tư thục một cách chi tiết nhất.
Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục
Nhà trường, nhà trẻ tư thục được Uỷ ban nhân dân huyện cho phép thành lập khi bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học;
b) Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
c) Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều14, Điều15 và Điều 22 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục
d) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Điều 29 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non
Hồ sơ thành lập nhà trường mầm non tư thục
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục gồm:
2.1. Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
2.2. Tờ trình về Đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ tư thục.
2.3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động nội bộ của nhà trường, nhà trẻ tư thục, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2.4. Ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo về việc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
2.5. Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng giáo dục và đào tạo và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có).
2.6. Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập.
2.7. Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành.
2.8. Hồ sơ nhân sự:
a) Danh sách (dự kiến) kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của người dự kiến làm hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng;
b) Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em.
* Lưu ý: Điều kiện hiệu trưởng
Theo quy định tại Điều 13 của Thông tư 13/2015/TT-BGDĐT thì:
“1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.
3. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận...”
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT thì “Hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo…”
Tại Khoản 3 Điều 16 tại Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT quy định Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
– Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ”.
2.9. Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.
Thủ tục thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục
3.1. Cá nhân hoặc tổ chức chuẩn bị 02 bộ hồ sơ nộp và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của UBND quận, huyện.
3.2. Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ. Sau khi xem xét, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ xin thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục đến uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3.3. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục theo quy định. Trường hợp không cho phép thành lập, uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo lý do và hướng giải quyết cho phòng giáo dục và đào tạo. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chỉ đạo của uỷ ban nhân dân cấp huyện, trả lời tổ chức hoặc cá nhân xin mở trường.
3.4. Thẩm quyền thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục: Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục.
Chia sẻ một số kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục
Chọn địa điểm kinh doanh cho trường mầm non
Những địa điểm trường mầm non mở sẽ là những nơi trung tâm có nhiều hộ gia đình, an ninh ở những khu vực này cần được đảm bảo để nâng cao sự an toàn cho trẻ. Bạn cần lưu ý chọn điểm trường gần những đường trục chính thuận tiện đi lại, môi trường ở gần khục vực này cần xanh, sạch đẹp.
Quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý học sinh của nhà trường
Trong chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục, để trường được hoạt động hiệu quả thì không thể không nhắc đến đội ngũ giáo viên trong trường. Họ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc tuyển dụng giáo viên mầm non tâm huyết với nghề là việc mà bạn cần lưu ý. Việc tuyển dụng giáo viên có sức khỏe, phẩm chất, đạo đức và có tình yêu thương đối với trẻ cũng khá đau đầu.
Số lượng giáo viên cần phải cân đối với số trẻ, như vậy mới tránh được tình trạng một cô phải trông quá nhiều trẻ, không quản lý và xử lý hết được các tình huống. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ và ảnh hưởng đến thương hiệu của trường.
Nhà trường nên cân đối đội ngũ giáo viên với số lượng học sinh như sau:
– Trung bình 10 – 15 học sinh mẫu giáo/giáo viên.
– 6 đến 7 trẻ từ 13 – 18 tháng/giáo viên.
– 8 đến 9 trẻ từ 19 – 24 tháng/giáo viên.
– 10 đến 12 học sinh 25 – 36 tháng/giáo viên.
– 4 đến 5 trẻ dưới 12 tháng/giáo viên.
– Không quá 15 nhóm trẻ/lớp mẫu giáo.
Như vậy, bạn cần phải thuê những giáo viên có nghiệp vụ về dạy mầm non, họ vừa giúp bạn làm việc nhanh chóng lại không quá phức và rườm rà, họ có tri thức và giúp bạn làm được nhiều việc hơn, đặc biệt họ có thể truyền tải tư duy tốt đến các bé theo những phương pháp thông minh. Với một lớp nhỏ, bạn chỉ cần thuê khoảng 2-3 giáo viên mần non với mức lương khoảng 5 triệu cho 1 người.
Về trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cần thiết
Đối với đồ chơi và những món đồ dùng cho trẻ, nếu bạn suy tính chỉ cho trẻ chơi trong khoảng thời gian ngắn thì nên thuê, còn với những đồ dùng cần thiết và sử dụng thường xuyên thì bạn nên đặt mua làm tài sản cố định. Chi phí này rơi vào khoảng 30 triệu – 40 triệu nếu bạn đầu tư mở một lớp hoặc nhóm trẻ.
Cơ chế dạy và học trong trường mầm non
Khi mở trường mầm non tư thục, chương trình giáo dục mầm non và tài liệu chăm sóc, giáo dục cần tuân theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, chương trình học còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo của các cô giáo. Đây là những chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc.
Cách xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho trường mầm non
Ngày nay, dịch vụ kinh doanh trường mầm non có mức độ cạnh tranh khá cao. Ở một phường, xã sẽ có ít nhiều cơ sở mầm non khác nhau, có thể có 2-3 cơ sở mầm non công lập cũng như hàng chục nơi kinh doanh mở mầm non tư thục… Cho nên để quảng thương hiệu, bạn cần sử dụng đa dạng các kênh marketing để tập trung vào đối tượng khách hàng theo địa lý.
Việc xây dựng chiến dịch Marketing cho trường mầm non là việc làm mà bạn không nên bỏ qua. Những thông tin và các chương trình đặc biệt của nhà trường cần phải khéo léo chia sẻ đến phụ huynh thông qua các kênh truyền thông của trường như: website, Fanpage, Zalo…ngoài ra bạn cũng cần treo áp phích, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo online theo vị trí địa lý để cho khách hàng cảm thấy dịch vụ mầm non của bạn hiệu quả và tốt hơn so với những cơ sở khác.
Một trong những hình thức xây dựng hình ảnh của trường hiệu quả đó là lưu lại những hoạt động trên học trên lớp và các buổi trải nghiệm dã ngoại toàn trường mang lại nhiều kiến thức thực tế cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến các cá nhân, tổ chức hỗ trợ tư vấn xây dựng hình ảnh.
Một số rủi ro khi đầu tư trường mầm non tư thục
Cạnh tranh
Hiện nay, có rất nhiều trường tư thục mở ra vậy nên sự cạnh tranh khá lớn sẽ gây khó khăn cho việc tuyển lượng học sinh dẫn tới lợi nhuận ngành sẽ giảm xuống do các trường cạnh tranh về giá
Việc cạnh tranh cũng dẫn dễ tới tình trạng giáo viên dễ nhảy việc: để giảm thiểu sự cạnh tranh và vượt qua đối thủ cần nâng cao trình độ giáo viên, tạo sự khác biệt trong quá trình giảng dạy. Cạnh tranh bằng chất lượng và khác biệt hóa chứ không phải cạnh tranh bằng giá cả. Rủi ro về chi phí
Chi phí mở trường
Chi phí mở trường rất lớn đó cũng là một rủi ro, do đặc thù của mô hình kinh doanh này là thu hồi vốn chậm nên vốn phải lớn. Ban đầu do lượng học sinh ít, trường chưa được nhiều người biết đến nên chưa có lợi nhuận.
Chi phí thuê mặt bằng và chi phí trả lương cho giáo viên, nhiều trường mầm non do không đủ chi phí đã phải đóng cửa hoặc sang nhượng trước khi đến với thời điểm sinh lợi nhuận.
Do vậy để duy trì được hoạt động thì bạn phải có một số vốn dự trù đối với cơ sở vật chất và tiền thuê mặt bằng. Đồng thời cũng có dự trù tiền lương cho giáo viên trong khoảng 6 tháng. Kinh nghiệm của một số chủ trường là không nên tốn quá nhiều chi phí cho mặt bằng và cắt giảm các chi phí không cần thiết trong giai đoạn đầu.
Rủi ro về chính sách nhà nước
Chính sách của nhà nước về giáo dục mầm non vẫn đang thay đổi và hoàn thiện. Vì vậy nếu trường mầm non không đảm bảo hoạt động theo quy định sẽ gặp nhiều khó khăn với những chính sách của nhà nước.
Việc thành lập trường mầm non tư thục không hề đơn giản, đặc biệt với những ai lần đầu tiên đầu tư vào loại hình này. Để hạn chế được những rủi ro khi lựa chọn hình thức kinh doanh này chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo những đơn vị tư vấn để có được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, ý tưởng mới để kinh doanh hiệu quả. Với những chia sẻ kinh nghiệm mở trường mầm non tư thục trong bài viết trên, hy vọng rằng đã cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.