Quản lý trường mầm non là công việc không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi người quản lý phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, công việc này cũng mang đến không ít niềm vui ý nghĩa, bởi bạn có thể trở thành người tạo nên các dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời trẻ thơ thông qua hoạt động dạy dỗ, chăm sóc của mình.
Quản lý trường mầm non gồm những công việc gì?
– Quản lý các hoạt động chung tại trường.
– Quản lý điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên.
– Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho Ban Lãnh Đạo
– Nghiên cứu triển khai giáo án cùng giáo viên để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.
– Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh.
– Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá trường
– Các công việc khác theo sự phân công của Ban Lãnh Đạo.
– Quản lý về mục tiêu giáo dục, chăm sóc.
– Quản lý về phương pháp giáo dục.
– Quản lý nội dung giáo dục, chăm sóc.
– Quản lý học sinh về các nhận thức, kiến thức, kỹ năng.
– Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
– Quản lý về cơ sở vật chất.
– Quản lý về tài chính
– Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ.
– Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ.
– Quản lý về phát triển số lượng học sinh.
– Quản lý về kiểm định chất lượng học sinh.
– Quản lý về thi đua khen thưởng.
Phía trên là một số công việc của nhà quản lý thực hiện trong quá trình điều hành hoạt động của ngôi trường. Ngoài ra dưới đây là những lời khuyên hữu ích của OneKids cho công việc quản lý trường mầm non mà bạn đang theo đuổi!
Những lời khuyên hữu ích của OneKids cho công việc quản lý trường mầm non:
Đảm bảo duy trì môi trường học sạch và sáng sủa trong việc quản lý, vận hành nhà trường hàng ngày
Khi giữ vai trò quản lý trường mầm non, bạn phải thường xuyên đặt cho mình câu hỏi: Liệu ngôi trường bạn đang làm việc có phải là nơi lý tưởng để chăm sóc, dạy dỗ các bé và nếu có con trong tuổi mầm non, bạn có cho con mình học ở đây hay không? Câu hỏi đó giúp bạn ý thức được trách nhiệm duy trì môi trường sạch sẽ, an toàn cho mọi hoạt động sinh hoạt, vui chơi của bé. Đồng thời, bạn cũng phải luôn quan sát lớp học, sân chơi, lên một danh sách những vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn. Sự kỹ lưỡng, lo xa này có thể ngăn ngừa những tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ.
Trong quá trình quản lý nhà trường bạn hãy để những vấn đề cá nhân của bạn ở nhà
Là một người quản lý trường mầm non, bạn hãy học cách gác lại những vấn đề cá nhân để bắt đầu mỗi ngày bằng lời chào ấm áp, thân thiện cho mỗi bé tới lớp, tới trường. Một nụ cười sẽ giúp phụ huynh an tâm, rằng bạn sẽ chăm sóc tốt con của họ từ lúc bé tới lớp cho đến khi bố mẹ quay lại đón trẻ về nhà.
Hoạt động quản lý trường mầm non cần tôn trọng sự khác biệt cá nhân của mỗi trẻ
Cũng giống như giáo viên, người quản lý trường mầm non cần thấu hiểu: mỗi trẻ có một phương thức tiếp nhận, học tập khác nhau. Có những trẻ học tốt nhất theo những nhận thức thị giác như xem hình ảnh, phân biệt màu sắc. Số khác lại tiếp thu tốt qua thính giác, như nghe những bài hát, câu chuyện. Trong khi số khác thích vận động tương tác, bao gồm sử dụng tay để cảm nhận, sờ nắn, và khám phá. Những nghiên cứu chỉ ra rằng người quản lý trường mầm non phải linh hoạt chăm sóc trẻ theo chế độ có hiệu quả với trẻ nhất. Chính vì thế, đánh giá mỗi trẻ và tìm hiểu xem cách học của trẻ thuộc chế độ nào luôn là thách thức với những ai đảm nhận công việc này!
Nghề quản lý trường mầm non bạn cần không bao giờ ngừng học hỏi
Người quản lý trường mầm non phải luôn giữ suy nghĩ này trong đầu. Hãy đọc những bản báo cáo cập nhật hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ, thăm những trường khác để khám phá ra kỹ thuật bạn có thể sử dụng khi chăm sóc – dạy dỗ trẻ, kiểm tra danh sách các lớp học dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ mầm non trong khu vực bạn sinh sống. Từ đó, xác định xem nếu tham gia khóa học đó, bạn có thể nâng cao những kỹ năng hữu ích gì để phục vụ công việc.
Bên cạnh đó, hãy là một thành viên năng động của các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành giáo dục – quản lý trường mầm non bởi điều này giúp bạn kết nối, học hỏi từ những cá nhân có cùng định hướng nghề nghiệp, có sự quan tâm đối với việc giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ.
Bạn cần tạo lập mối quan hệ tin tưởng với những người xung quanh trong hoạt động quản lý trường học
Chọn một chương trình giáo dục, một ngôi trường mầm non tốt là điều vô cùng quan trọng với phụ huynh. Tại địa phương, cộng đồng xung quanh trường, mọi người đang nói gì về chương trình lớp bạn và trường bạn? Đội ngũ giáo viên, nhân viên có niềm nở chào mừng cha mẹ trẻ? Trẻ có hào hứng tới trường mỗi sáng? Phụ huynh có cảm giác thấy con mình đang trong một môi trường an toàn không? Khi đã là người quản lý trường mầm non, bạn hãy nghĩ về những câu hỏi này và đưa ra các giải pháp thực hiện. Có như vậy, bạn không những đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh của trường, cảm thấy hài lòng với những giá trị công việc mình mang lại mà còn góp phần giúp phụ huynh cảm thấy an tâm khi gửi con tại trường để tập trung thời gian cho công việc.
Bạn là quản lý mầm non? Bạn bị mất quá nhiều thời gian và công sức trong công tác quản lý và vận hành ngôi trường của mình. Hãy thử trải nghiệm những công cụ hỗ trợ công việc quản lý tối đa nhé.
Đăng ký dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý trường học OneKids – ĐƠN GIẢN & HIỆU QUẢ, ai cũng dùng được để trải nghiệm toàn bộ các tính năng hữu ích đang có trên Phần mềm quản lý trường học OneKids
Hoặc truy cập vào link: Phần mềm quản lý trường học, trường mầm non số 1 Việt Nam